Quy trình sơn tường thạch cao bạn nên biết

Quy trình sơn tường thạch cao bạn nên biết

Quy trình sơn tường thạch cao bạn nên biết. kiến trúc AZ xin chào quý vị và các bạn, chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Thi công sơn phủ trần thạch cao là điều cần thiết để tạo hiệu ứng thẩm mỹ đúng như mong muốn, giúp phần tường trần nhà thêm ấn tượng cũng như bảo vệ trần khỏi các nguy cơ thấm dột, vàng loang lổ tường nhà sau một thời gian sử dụng. Vậy những loại sơn nào phù hợp trong thi công sơn tường thạch cao? Hãy cùng Kiến trúc AZ tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần phải thi công sơn trần thạch cao

Vật liệu thạch cao có màu khá tối nhưng bề mặt trơn láng, mịn. Vì thế để trang trí khu vực tường trần thạch cao, các loại sơn chuyên dụng có khả năng bám chắc, màu sắc tươi tắn, nổi bật thường được thợ thi công sử dụng, nhiều nhất là hệ sơn nước siêu trắng.

Trước khi tiến hành sơn phủ trang trí tường trần thạch cao, đội thi công sẽ tiến hành hả bột trét tường 2 lớp để tạo bề mặt phẳng mịn, hỗ trợ màu sơn trang trí lên màu tốt hơn. Đây được gọi là sơn bả thạch cao.

Ưu điểm khi sử dụng sơn tường, trần thạch cao là độ sáng bền màu, hạn chế khả năng xuống màu, ngả màu theo thời gian. Thêm vào đó, các loại sơn phủ trang trí tường nhà hiện nay có nhiều công năng giúp hạn chế nguy cơ thấm dột, loang lổ, nấm mốc tường nhà. Để đạt được hiệu quả trên, chủ nhà cần phải tiến hành bả bột, sơn lót và sơn phủ trang trí đầy đủ.

Nếu thiếu đi bước sơn lót trần thạch cao, trần nhà có thể bị kiềm hóa, gây vết vàng loang lổ qua thời gian. Thêm vào đó, lớp sơn phủ sẽ bám vào lớp bột bả gây nhiều hao hụt sơn cũng như màu tường sơn hoàn thiện có thể không chuẩn như mong đợi.

Quy trình sơn tường thạch cao bạn nên biết

Quy trình sơn tường thạch cao chuẩn nhất

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Để đảm bảo lớp sơn bám chắc trên bề mặt tường, vách, trần, bạn cần làm sạch bề mặt tường cần sơn, không để bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ…

Đối với bề mặt trần nhà, cần thi công mài nhẵn bằng giấy nhám hoặc máy chà chuyên dụng để làm phẳng bề mặt cần sơn phủ. Sau đó sử dụng các loại chổi, cọ chuyên dụng để quét sạch bụi bẩn, tạp chất, nấm mốc và chờ đợi bề mặt ổn định. Trong trường hợp bề mặt tường, trần có vết nứt vỡ, cần gia cố lại và chờ khoảng 48-72 giờ để bề mặt nền cứng chắc.

Bước 2: Bả bột trét tường

Sau khi nền công trình khô ráo hoàn toàn (khoảng 7 ngày sau thi công) sẽ thực hiện thi công bột bả tường. Nếu nền tường quá khô hoặc thi công trong ngày nắng nóng, có thể sử dụng rulo lăn sơn để quét một lớp nước mỏng trên bề mặt, sau đó mới tiến hành bả bột tường.

Độ ẩm tiêu chuẩn trước khi bả bột matit tường nhà khoảng 16 – 25%. Đối với bột trét tường, bạn có thể trộn theo tỷ lệ mà nhà cung cấp khuyến nghị, được in trực tiếp trên bao bì sản phẩm. Lưu ý, cần thi công hỗn hợp bột bả tường trong vòng 2 giờ sau pha trộn.

Thi công 2 lớp bột bả tường lên trần thạch cao với độ dày khoảng 1mm (lớp thứ nhất) và 0.5 – 1mm (lớp thứ 2). Sau khi bột bả khô, tiến hành xả nhám để tạo bề mặt phẳng mịn.

Bước 3: Thi công sơn lót

Thi công sơn lót có tác dụng tăng cường độ bám dính sơn phủ trang trí nhờ tính liên kết giữa lớp sơn trang trí và nền tường; lên màu sơn chuẩn; hạn chế nguy cơ tường ố vàng do kiềm hóa; giảm lượng hao hụt sơn phủ trang trí.

Cần thi công 2 lớp sơn lót để đảm bảo tiêu chuẩn thi công sơn tường đạt hiệu quả cao. Thi công lớp sơn lót thứ 2 cách lớp thứ nhất ít nhất 1 tiếng.

Quy trình sơn tường thạch cao bạn nên biết

Bước 4: Sơn phủ trang trí

Cần thi công 2 lớp sơn phủ trang trí. Bạn có thể pha thêm nước theo tỷ lệ mà nhà sản xuất cung cấp để dễ dàng thi công sơn. Lưu ý nên thi công lớp thứ 2 sau lớp sơn phủ trang trí thứ nhất khoảng 2-3 giờ.

>>> Xem thêm: Cách phối màu sơn cho phòng ngủ không gian mở đẹp nhất hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *