Thi công cọc khoan nhồi tại Vĩnh Phúc. Cọc khoan nhồi được biết đến khi nói đến các công trình lớn và có độ an toàn cao. Thi công cọc khoan nhồi là phương pháp dùng máy móc khoan thành lỗ cọc sẵn rồi cho dàn thép xuống và đổ bê tông vào thành lỗ tạo ra cọc trực tiếp trên công trình thi công. Để tìm hiểu rõ hơn về loại hình thi công này hãy tham khảo nội dung bài viết hôm nay của Kiến trúc AZ nhé!
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính từ 60 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.
Là loại cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại. Cọc khoan nhồi giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…
>> Xem thêm: Hoàn thiện nhà và chung cư xây thô tại Vĩnh Phúc
Ưu điểm và nhược điểm của cọc khoan nhồi
Ưu điểm của cọc khoan nhồi
+ Tiết kiệm thời gian khoan: Do các khâu đút cọc khoan được rút ngắn. Từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí khá nhiều.
+ Dễ dàng thay đổi kích thước và hình dạng của cọc. Tùy theo từng hiện trạng của khu đất để có thể thay đổi hình dạng và kích thước cọc cho phù hợp.
+ Tiết kiệm vật liệu thi công: Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
+ Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời môi trường xung quanh cũng ít bị ảnh hưởng.
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
+ Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,…
+ Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết
+ Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến môi trường và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc
>> Xem thêm: Thiết kế biệt thự vườn 150m2 phong cách hiện đại Anh Hùng – Bắc Ninh
Quy trình thi công cọc khoan nhồi
Đầu tiên là tiến hành khoan lỗ: bao gồm việc ép cọc, công việc đòi hỏi sự chính xác, không được phép sai lệch gây ảnh hưởng đến công trình.
Tiếp theo, cần làm sạch hố khoan: Khi khoan sẽ không tránh khói việc làm rơi đất đá và những thứ linh tinh rơi xuống. Do đó, cần làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.
Tiếp đến là gia công lắp dựng lồng thép: Lồng thép là thiết bị đã được làm sẵn, tiếp hành lắp lồng này đúng vị trí và kỹ thuật.
Sau đó đến thi công cọc: Công đoạn này cần được giám sát thật kỹ, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật và những điều kiện khác liên quan.
Cuối cùng là kiểm tra chất lượng cọc, đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng.
>> Xem thêm: Thiết kế quán cafe theo phong cách hoài cổ giữa lòng thành phố
Ứng dụng của cọc khoan nhồi trong xây dựng
Thi công cọc khoan nhồi được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng với nhiều dạng công trình khác nhau:
+ Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở, công trình hỗn hợp trung và cao tầng
+ Công trình xây dựng công nghiệp có kết cấu tải trọng lớn
+ Công trình cầu, cảng: cầu vượt sông, cầu vượt biển, cảng sông hoặc cảng biển
Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật của dự án và độ phức tạp của nền đất mà người ta có thể áp dụng các công nghệ thi công sau đây:
+ Thi công cọc sử dụng ống vách chống một phần hoặc chống toàn bộ chiều sâu thân cọc để giữ thành cọc
+ Thi công có sử dụng dung dịch giữ thành Bentonite, Polymer…
+ Thi công sử dụng gầu khoan đất, khoan đá, đập đá
+ Thi công cọc kết hợp phụt đáy, phụt thành để tăng sức chịu tải của cọc
+ Thi công cọc khoan nhồi tròn và cọc Barraete
+ Phương pháp thi công khoan thổi rửa ( khoan phản tuần hoàn)
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trong việc khoan cọc nhồi cho công trình của mình. Hãy liên hệ ngay với Kiến trúc AZ để được tư vấn kịp thời.