Xây dựng nhà xưởng tại Vình Phúc. Trong thời đại công nghiệp hóa, các khu công nghiệp nhà máy mọc lên như “ nấm sau mưa”. Chính vì vậy việc thiết kế thi công nhà xưởng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm và xây dựng. Vĩnh Phúc là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh về công nghiệp. Cùng với sự phát triển là các khu công nghiệp và nhà máy được xây dựng và thi công. Kiến trúc AZ đã và đang thi công rất nhiều các công trình nhà xưởng tại Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về việc xây dựng nhà xưởng nhé!
Tổng quát vê nhà xưởng
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp. Đây là công trình có diện tích và quy mô lớn hơn nhiều so với nhà ở, văn phòng hay cửa hàng thông thường. Mỗi nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu,… Nhà xưởng phục vụ cho một quy trình sản xuất, chế biến nhất định. Bên cạnh đó, nhà xưởng còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa trong khi chờ vận chuyển đến bộ phận, khu công nghiệp khác hay phân phối ra thị trường.
>> Xem thêm: Hoàn thiện nhà và chung cư xây thô tại Vĩnh Phúc
Phân loại nhà xưởng
Để phân loại nhà xưởng ta có thể dựa trên chất liệu thi công. Với chất liệu có 2 loại nhà xưởng chính là :
+ Nhà xưởng bằng bê tông cốt thép
+ Nhà xưởng bằng khung thép tiền chế
Ngoài ra nhà xưởng cũng có thể phân loại theo chức năng sử dụng như:
+ Nhà xưởng có văn phòng
+ Nhà xưởng không có văn phòng
Mỗi loại nhà xưởng đều có những tính năng và đặc điểm riêng. Với mỗi loại nhà xưởng lại mang đến những ưu điểm nổi bật. Nhưng tựu chung lại đều nhằm mục đích phục vụ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đặc thù. Nhà xưởng xây theo yêu cầu giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, tối ưu hóa công năng sử dụng, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh.
>> Xem thêm: Thiết kế biệt thự vườn 150m2 phong cách hiện đại Anh Hùng – Bắc Ninh
Quy trình thi công nhà xưởng
Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư thi công.
Trước khi tiến hành thi công nhà xưởng cần chuẩn bị vật tư. Đây cũng là khâu quan trọng quyết định chất lượng của công trình. Do đó chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất liệu, chủng loại có sự đồng bộ hay không. Ngoài ra, cần đối chiếu với hợp đồng mua bán để không xảy ra bất kỳ sai sót nào trong suốt quá trình thi công và sử dụng.
Bước 2: Thi công nền móng nhà xưởng.
Trước khi tiến hành thi công nền móng, nhà xây dựng cần kiểm tra, khảo sát địa chất của khu đất. Từ đó, nhà thầu sẽ lựa chọn phương pháp thi công nền móng phù hợp như móng cọc hoặc sử dụng móng đơn.
Bước 3: Thi công khung xưởng
Khi bắt đầu làm nền, móng nhà xưởng, đơn vị xây dựng cũng sẽ bắt đầu sản xuất cấu kiện của nhà tiền chế. Hoàn thành việc thi công móng sẽ bắt đầu lắp đặt các cấu kiện với nhà thép. Hoặc dựng khung cột với xây bằng bê tông cốt thép.
>> Xem thêm: Thiết kế quán cafe theo phong cách hoài cổ giữa lòng thành phố
Bước 4: Thi công tường bao quanh.
Dựng tường bao quanh nhà xưởng và hoàn thiện phần thô của nhà xưởng. Với tường ngăn phòng, tường bao khu vực xưởng. Thi công toàn bộ hạng mục công năng và hạ tầng thiết yếu của nhà xưởng.
Bước 5: Thi công hệ thống kỹ thuật.
Thi công hệ thống điện nước và các hệ thống kỹ thuạt theo yêu cầu của nhà xưởng.
Bước 6: Hoàn thiện công trình.
Thực hiện hoàn thiện toàn bộ hạng mục nhà xưởng.
Bước 7: Vệ sinh và đưa vào sử dụng.
Vệ sinh, dọn dẹp công trình và bàn giao đưa vào sử dụng.
Nhà xưởng là nơi có vị trí rộng rãi, có sức chứa lớn và có cấu trúc kiên cố. Khi bạn có nhu cầu xây dựng nhà xưởng hãy liên hệ ngay Kiến Trúc AZ để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!