Thiết kế thi công nhà lắp ghép tại Yên Bái. Những công trình nhà lắp ghép được thi công nhanh chóng và không yêu cầu quá cao về kỹ thuật. Tuy nhiên, để có được một công trình đảm bảo và sử dụng lâu dài. Luôn cần tính toán cẩn thận, nắm vững được từng khâu xây dựng. Một quy trình thi công đạt chuẩn của nhà lắp ghép như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Đặc điểm cấu tạo của nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép có thể thi công 1 tầng hoặc nhiều tầng. Mỗi một công trình đều có những cấu tạo chung bao gồm:
+ Hệ thống khung, cột kèo và hệ xà gồ… Các vật tư được làm từ chất liệu thép CT3 và thanh nhôm U mạ kẽm.
+ Hệ thống mái được lợp bằng tôn cách nhiệt có khả năng chống nóng và chống sét cao. Thiết kế mái có sóng độ dày dao động từ 50 – 100mm.
+ Giắng mái, cột chắc chắn đảm bảo chống bão. Giúp an toàn cho công trình, kể cả trường hợp gió lốc hoặc giông bão.
+ Hệ thống máng thoát nước lắp đặt gần dưới khu vực tầng mái có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài.
+ Hệ thống tường bao che, vách ngăn sử dụng tấm panel được cấu tạo bởi lõi cách nhiệt như EPS, PU, Glasswool, Rockwool. Thiết kế bề mặt là 2 lớp tôn mạ màu có khả năng cách nhiệt, chống nóng rất tốt.
+ Hệ thống cửa sổ và cửa đi, được làm bằng cửa nhôm kính. Hoặc nhiều khách hàng yêu cầu thi công cửa panel để cho đồng bộ. Giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
>> Xem thêm: Thiết kế thi công nhà lắp ghép tại Lào Cai
Nguyên vật liệu thi công nhà lắp ghép
+ Hệ thống phụ kiện, cột, kèo, hệ xà gồ. Sử dụng chất liệu thép hoặc thanh nhôm mạ kẽm. Giúp có sức chống đỡ chắc chắn cho công trình.
+ Tấm panel độ dày, kích thước và tỷ trọng theo yêu cầu của khách hàng. Sử dụng để làm tường bao hoặc vách ngăn.
+ Tôn lợp mái 3 lớp, khung cửa, phụ kiện.
+ Các dụng cụ khác như: đinh, vít, máy cắt panel, máy khoan, keo silicon…
+ Đồ bảo hộ, dây an toàn, gang tay.
>> Xem thêm: Giá Nhà Lắp Ghép: Bảng Giá Nhà Lắp Ghép Giá Rẻ
Quy trình thi công nhà lắp ghép tại Yên Bái
Bước 1: Khảo sát công trình
Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đơn vị thi công sẽ tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng. Kiểm tra vị trí, bề mặt cần thi công, tiến hành chỉnh sửa các bộ phận, vị trí không phù hợp tại vị trí thi công.
Bước 2: Lắp đặt khung sườn
Khung nhà được thiết kế và thực hiện lắp ghép từng chi tiết. Đầu tiên là hệ thống cột được làm bằng thép nhẹ toàn khối. Hệ thống kèo và giằng giúp cố định khung nhà. Các chi tiết được liên kết với nhau bằng vít hoặc bulong. Xà gồ để cố định khung cho phần mái.
Bước 3: Lắp đặt phần mái nhà
Thường nhà lắp ghép sử dụng tấm tôn để làm mái. Lựa chọn những tấm tôn đúng kích thước và tiêu chuẩn thi công. Dùng vít và khoan bắn lên vị trí cần cố định tôn với hệ thống khung xà gồ. Đồng thời sử dụng giằng chống bão để đảm bảo ngôi nhà được an toàn tuyệt đối trước mọi thời tiết.
>> Xem thêm: Sự Khác Biệt Giữa Nhà Lắp Ghép Và Nhà Khung Thép Tiền Chế
Bước 4: Dựng tường và vách
Không sử dụng tường xây gạch thông thường. Những bức tường của nhà lắp ghép có thể sử dụng bằng panel. Được lắp ghép từng mảng thực hiện lần lượt cho đến khi kết thúc vị trí tường. Thi công vách cần đảm bảo vách phải đạt kín khít và các tấm đặt sát nhau mà không được tạo ra điểm hở.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống cửa
Cửa được thiết kế và lắp đặt theo yêu cầu. Có thể sử dụng của nhôm kính hoặc Panel cho cả của sổ và cửa đi.
Bước 6: Lắp đặt sàn nhà
Khi làm nền nhà phải tạo độ nghiêng từ 3 đến 10 độ để thoát nước cho dễ dàng. Sàn được lắp ghép kín, kể cả các góc có độ nghiêng và chéo cạnh.
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu công trình và bàn giao
Sau khi hoàn thiện đội giám sát và chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết công trình. Khi không có vấn đề gì từ chủ đầu tư, công trình sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng.
Với một quy trình làm việc chuyên nghiệp, tối ưu. Kiến trúc AZ tin tưởng rằng sẽ giúp khách hàng luôn hoàn thành tốt ước mơ về ngôi nhà của mình.